Tại đây đang lưu giữ, trưng bày hơn 200.000 hiện vật, tài liệu, trong đó có nhiều sưu tập, hiện vật quý, nhiều bảo vật quốc gia gắn liền với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, với công cuộc, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, các anh hùng và nhiều tập thể xuất sắc qua các thời kỳ. Trong số đó có một sưu tập tài liệu, hiện vật đặc biệt quí hiếm về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên cường, mẫu mực, người con ưu tú của dân tộc đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
Đang xem: Tiểu sử đồng chí trần phú
Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).
1. Về hiện vật, tác phẩm của đồng chí Trần Phú
Hiện Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang bảo quản cẩn trọng với chế độ đặc biệt với tập sách:“Luận cương chính trị”của Đảng Cộng sản Đông Dương do Đồng chí Trần Phú khởi thảo và được Hội nghị Trung ương tháng 10 – 1930 thông qua, được in và phổ biến bí mật tại Hà Tĩnh cuối năm 1930, có dấu của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (dấu tròn, mực đen: “BAN CHẤP HÀNH HUYỆN ĐẢNG BỘ THẠCH HÀ – HÀ TĨNH”) đóng ở góc trên bên trái trang đầu tiên. Hiện vật này được Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam sưu tầm tại Hà Tĩnh năm 1967, có số hồ sơ 6697/Gy.5056, gồm 24 trang in thạch mực tím trên khổ giấy 15,2cm x 19cm, trang đầu, cuối bị sờn, rách mép. Cuốn Luận cương chính trị này không có trang bìa riêng mà tên sách được in ở phần trên cùng của trang đầu với 02 dòng chữ lớn: “LUẬN – CƯƠNG – CHÁNH – TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG – SẢN – ĐÔNG – DƯƠNG”, dòng thứ 3 được gạch chân đậm lưu ý: “Sách nầy riêng cho các đc thảo luận”, còn bên dưới và các trang tiếp sau là nội dung Luận cương, gồm ba phần:
Luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú cùng với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc là một trong những văn kiện quan trọng, cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng đã xác định rõ con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
2. Báo chí cách mạng có bài về sự hy sinh của Tổng Bí thư Trần Phú, hiện Bảo tàng đang lưu giữ:
–Đặc san “Người Mác xít”– Cơ quan nghiên cứu và truyền bá Chủ nghĩa Các Mác, Phân hội Sơn Tây. Số kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, phát hành năm 1950, có bài “Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng mất tại khám lớn Sài Gòn”.
–Đặc san “Người Mác xít”– Cơ quan nghiên cứu và truyền bá Chủ nghĩa Các Mác, Phân hội Sơn Tây. Số đặc biệt kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Mười Nga, phát hành năm 1950, có bài “Gương hy sinh những ngày cuối cùng của Trần Phú”.
Xem thêm: Nsnd Minh Châu: “Mấy Tháng Nay, Tôi Gặp Quá Nhiều Biến Cố!”, Minh Châu (Diễn Viên)
3. Những tư liệu, tài liệu về đồng chí Trần Phú do cán bộ Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai thác, tập hợp.
–Tiểu sử đồng chí Trần Phú,do Minh Nghĩa và Trung Chính, cán bộ Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) nghiên cứu, tập hợp và hoàn thành ngày 02 – 7 – 1960. Tiểu sử gồm 01 trang đánh máy, mực màu xanh đen trên giấy khổ 38cm x 29cm. Bản tiểu sử này trình bày những thông tin ngắn gọn về lý lịch và những mốc chính trong cuộc đời và sự nghiệp Đồng chí Trần Phú.
– Bản “Tường thuật về đồng chí Trần Phú”của đồng chí Trần Phạm Phượng (bí danh Tùng Lam, con chú ruột đồng chí Trần Phú, sinh năm 1906 tại Quảng Ngãi, nguyên quán Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh), do Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam thực hiện ngày 13 tháng 7 năm 1964. Bản tường thuật nàygồm 06 trang đánh máy, mực màu xanh trên giấy khổ 26,5cm x 21cm, có bìa ngoài màu xanh (trên in dòng chữ “VIỆN BẢO TÀNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM” màu đỏ, chính giữa viết tay tên tài liệu:“Tường thuật về đồng chí Trần Phú của đồng chí Trần Phạm Phượng”. Bản tường thuật này cung cấp nhiều thông tin về thân thế, gia đình đồng chí Trần Phú và một số mốc chính trong cuộc đời và sự nghiệp đồng chí Trần Phú.
Xem thêm: Người Mẫu Thanh Hằng Dắt Cô Gái Cao 1,9 M Qua Thẳng Vòng Loại Next Top
– Báo cáo về cuộc khảo sát con đường xuất dương của đồng chí Trần Phú –Báo cáo khoa học của đồng chí Đào Duy Kỳ, cố Chủ tịch Hội đồng khoa học Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay làBảo tàng Lịch sử quốc gia) từ năm 1959 đến 1970, Trưởng đoàn “Khảo sát con đường xuất dương của đồng chí Trần Phú hồi tháng 7 – 1926” do Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tổ chức từ ngày 26 – 11 đến 6 – 12 – 1963 (có sự góp ý của đồng chí Phan Trọng Bình – một trong những người cùng đi với đồng chí Trần Phú). Báo cáo gồm 15 trang đánh máy, mực xanh đen trên giấy trắng khổ 26,5cm x 21cm, bên ngoài đóng bìa cứng màu xanh và được hoàn thành ngày 28 – 3 – 1964. Báo cáo đã làm sống lại hành trình xuất dương của đồng chí Trần Phú tháng 7 – 1926 từ Vinh, Nghệ An đến Quảng Châu, Trung Quốc để gặp Nguyên Ái Quốc đề nghị hợp nhất các tổ chức cách mạng trong nước với các tổ chức cách mạng ở nước ngoài. Báo cáo này là tư liệu hết sức quan trọng, có giá trị khoa học cao và nó đã được nhiều nhà nghiên cứu, khoa học sử dụng trong các công trình nghiên cứu, sách xuất bản về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trần Phú.