–Xuất hiện trên những hình khắc trên những chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Đang xem: Thuyết minh về chiếc áo dài việt nam lop 9
Bạn đang xem: Thuyết minh chiếc áo dài lớp 9
–Trang phục truyền thống của cả nam và nữ song phổ biến và thường được sử dụng nhiều hơn cả cho người phụ nữ.
–Được cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, được mặc kết hợp với quần.
–Có sự thay đổi về tên gọi và có sự cách tân để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng.
b. Chất liệu và kết cấu
–Thường được may bằng những loại vải mềm và chủ yếu được may bằng vải lụa.
–Một chiếc áo dài Việt Nam truyền thống thường có năm bộ phận: cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo và quần.
+ Cổ áo:
Thường có chiều cao từ bốn đến năm xăng-ti-mét, ôm sát vào cổ của người mặc.
Ngày nay, cổ của chiếc áo dài ít nhiều đã được cách tân, có thể là hình chữ U, hình tròn, được trang trí thêm những viên đá lấp lánh hoặc những chiếc hoa rất đẹp.
+ thân áo:
quy ước tính từ cổ đến eo
có một hàng khuy bấm được đính chéo từ phần cổ áo xuống ngang hông.
Phần thân áo khi đến ngang hông được chia đôi làm hai tà – tà trước và tà sau, gọi là phần tà áo.
+ Tà áo:
Gồm tà trước và tà sau
Độ dài của tà trước và tà sau được thiết kế linh hoạt, để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, nhưng thường thấy hơn cả là tà sau dài hơn tà trước và hai tà bằng nhau.
Trên cả hai tà áo thường được thêu hoặc trang trí những hình vẽ, họa tiết
+ Tay áo
Có thể là tay cộc, tay lỡ hoặc tay dài.
Thường được đính đá để tăng thêm nét đẹp, quý phái cho chiếc áo.
+ Quần: Thông thường, áo dài thường được mặc kết hợp với quần.
Thường được may bằng vải lụa mềm, có độc dài đến chấm gót chân.
Màu sắc của chiếc quần thường đi liền với màu của áo nhưng phổ biến hơn cả là hai màu trắng và đen.
c. Ý nghĩa, vai trò, vị trí của chiếc áo dài trong đời sống sinh hoạt và văn hóa tinh thần của con người Việt Nam.
–Áo dài là loại trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa cho đến tận hôm nay
–Nó trở thành biểu tượng cho hình ảnh ảnh người phụ nữ Việt.
– Trang phục không thể thiếu trong các cuộc thi người đẹp, cuộc thi hoa hậu và trong các cuộc thi sắc đẹp thế giới, góp phần tôn vinh cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, duyên dáng mà không kém phần lịch lãm, sang trọng, quý phái của người phụ nữ Việt.
–Chiếc áo dài cũng là nguồn đề tài bất tận cho thi, ca, nhạc họa với nhiều tác giả và tác phẩm nổi tiếng,
3.Kết bài
Khái quát về chiếc áo dài Việt Nam và cảm nhận của bản thân về chiếc áo dài.

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những trang phục truyền thống riêng, mạc nét đặc trưng độc đáo cho dân tộc của mình. Nếu khi nhắc tới đất nước Hàn Quốc người ta nhớ tới trang phục Hanbok, nhắc tới đất nước Nhật Bản người ta nhớ tới trang phục Kimono thì khi nhắc tới đất nước Việt Nam của chúng ta bạn bè thế giới sẽ nhớ ngay đến chiếc áo dài truyền thống.
2. Thân bài
Áo dài là trang phục truyền thống, thông dụng và phổ biến trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam song không phải ai cũng có thể biết chiếc áo dài có nguồn gốc từ đâu. Song đi sâu tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của chiếc áo dài chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy chiếc áo dài xuất hiện trên những hình khắc trên những chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm. Áo dài là trang phục truyền thống của cả nam và nữ song phổ biến và thường được sử dụng nhiều hơn cả cho người phụ nữ. Áo dài là loại trang phục được cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, được mặc kết hợp với quần. Trải qua các thời kì lịch sử khác nhau, áo dài cũng theo đấy có sự thay đổi về tên gọi và có sự cách tân để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng.
Dù trải qua nhiều lần cách tân nhưng nhìn chung, áo dài thường được may bằng những loại vải mềm và chủ yếu được may bằng vải lụa. Một chiếc áo dài Việt Nam truyền thống thường có năm bộ phận cơ bản là cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo và quần. Cổ áo dài truyền thống thường có chiều cao từ bốn đến năm xăng-ti-mét, ôm sát vào cổ của người mặc. Tuy nhiên, ngày nay, cổ của chiếc áo dài ít nhiều đã được cách tân, nó không còn chỉ là chiếc cổ áo cao mà còn có thể là hình chữ U, hình tròn, được trang trí thêm những viên đá lấp lánh hoặc những chiếc hoa rất đẹp. Tiếp nối với phần cổ áo đó chính là phần thân áo, thân áo là phần được quy ước tính từ cổ đến eo, thông thường nó có một hàng khuy bấm được đính chéo từ phần cổ áo xuống ngang hông. Phần thân áo khi đến ngang hông được chia đôi làm hai tà – tà trước và tà sau, gọi là phần tà áo. Độ dài của tà trước và tà sau được thiết kế linh hoạt, để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, nhưng thường thấy hơn cả là tà sau dài hơn tà trước và hai tà bằng nhau. Trên cả hai tà áo thường được thêu hoặc trang trí những hình vẽ, họa tiết rất độc đáo, sinh động, làm tăng thêm nét duyên dáng, sự tinh tế cho chiếc áo dài. Thêm vào đó, tay áo cũng là phần không thể thiếu của mỗi chiếc áo dài. Tay áo có thể là tay cộc, tay lỡ hoặc tay dài. Chúng thường được đính đá để tăng thêm nét đẹp, quý phái cho chiếc áo. Thông thường, áo dài thường được mặc với quần. Quần mặc kèm với áo dài thường được may bằng vải lụa mềm, có độc dài đến chấm gót chân. Màu sắc của chiếc quần thường đi liền với màu của áo nhưng phổ biến hơn cả là hai màu trắng và đen. Mỗi bộ phận trên chiếc áo dài giũ một vị trí rất riêng, quyện hòa vào nhau, làm nên chiếc áo dài Việt Nam với nét duyên dáng, tinh tế, điệu đà rất độc đáo mà chúng ta không thể bắt gặp ở bất cứ loại trang phục nào khác.
Từ xa xưa đến nay, dù trải qua nhiều thời kì biến động khác nhau của lịch sử, đã có những thời kì áo dài mất đi vị trí độc tôn của mình song đến nay áo dài vẫn giữ nguyên được vai trò, vị trí và ý nghĩa của nó trong đời sống văn hóa, tinh thần của hàng triệu người dân Việt Nam. Áo dài là loại trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa cho đến tận hôm nay, nó trở thành biểu tượng cho hình ảnh ảnh người phụ nữ Việt. Hình ảnh những cô gái Việt Nam với chiếc áo dài và nón lá đã trở thành nét biểu tượng đẹp và ngập tràn ý nghĩa mỗi khi bạn bè thế giới nhớ về đất nước, về dân tộc và con người Việt Nam. Đồng thời, hình ảnh chiếc áo dài còn là trang phục không thể thiếu trong các cuộc thi người đẹp, cuộc thi hoa hậu và trong các cuộc thi sắc đẹp thế giới. Chiếc áo dài đã góp phần tôn vinh cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, duyên dáng mà không kém phần lịch lãm, sang trọng, quý phái của người phụ nữ Việt. Thêm vào đó, chiếc áo dài cũng là nguồn đề tài bất tận cho thi, ca, nhạc họa với nhiều tác giả và tác phẩm nổi tiếng, để lại ấn tượng, dư ba, dư vị sâu sắc trong lòng những người con đất Việt và bạn bè trên khắp năm châu.
3. Kết bài
Tóm lại, chiếc áo dài Việt Nam là một biểu tượng đẹp cho dân tộc Việt nói chung và cho người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Trải qua nhiều thời kì lịch sử và sự chuyển động của thời gian nhưng không có gì có thể thay đổi được vai trò, vị trí và ý nghĩa của nó trong đời sống của người dân Việt.
___HẾT___
Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết “Thuyết minh về chiếc áo dài” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Trung tâm hi vọng bài viết sex giúp ích cho các em thật nhiều trong quá trình học tập, tuy nhiên các em không nên sao chép nội dung này vào các bài viết của mình. Nếu thấy bài viết này hay, các em nhớ like và share nhé!
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam, tuyển chọn các bài văn mẫu thuyết minh chiếc áo dài Việt Nam – biểu tượng cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt qua ngàn năm.
Bạn đang tìm văn mẫutham khảo thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam? Đừng bỏ qua tài liệuhướng dẫn chi tiết vàtuyển tậpcác bài văn thuyết minh chiếc áo dài Việt Nam hay và đặc sắc nhất do Đọc Tài Liệu tuyển chọn và biên soạn.
Đề bài:Em hãy viết một bài văn thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – biểu tượng nét đẹp văn hóađặc sắc của dân tộc.
*********
Hướng dẫn làm bài thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
1. Phân tích đề
– Yêu cầu đề bài: thuyết minh, giới thiệu về nguồn gốc, hình dáng, cách sử dụng và ý nghĩa to lớn của áo dài Việt Nam
– Đối tượng làm bài: chiếc áo dài Việt Nam
– Phương pháp làm bài: thuyết minh
2. Các luận điểm chính cần triển khai
Luận điểm 1: Nguồn gốc, xuất xứ của áo dài
Luận điểm 2:Cấu tạo, hình dáng áo dài
Luận điểm 3:Công dụng và cách bảo quản áo dài
Luận điểm 4:Ý nghĩa của áo dài
3. Lập dàn ý
I. Mở bài:
Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: chiếc áo dài Việt Nam.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
– Không rõ xuất xứ những tà áo dài xuất hiện từ hàng ngàn năm trước được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ.
– Chúa Nguyễn Phúc Khoát người có công giúp chiếc áo dài định hình.
– Chiếc áo dài đầu tiên ra đời đó là sự kết hợp giữa váy người Chăm và chiếc váy sườn xám người Trung Hoa.
=> Áo dài là sự kết hợp của nhiều trang phục tinh hoa các nền văn hóa khác nhau.
– Ngày nay tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
– Áo dài được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụnữ Việt Nam.
2. Cấu tạo, hình dáng áo dài
– Cấu tạo áo dài:
+ Cổ áo: thường là cổ cao hoặc cổ tròn
+ Thân áo: từ cổ đến eo, có 2 mảnh bó sát eo.
+ Tà áo: chia làm 2 phần tà áo trước và tà áo sau.
+ Tay áo: không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo.
+ Phần quần: quần áo may rộng có thể cùng màu sắc với áo dài.
– Chất liệu: áo dài thường may bằng chất liệu nhẹ, mềm thoáng.
– Màu sắc đa dạng: không chỉ màu trắng truyền thống mà còn xanh, đỏ, vàng….
– So với áo dài truyền thống áo dài ngày nay thêm nhiều kiểu đặc biệt ở cổ áo như cổ chữ U, cổtrái tim.
– Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
– Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ….., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…
– Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm…
– Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt…Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm…
3. Công dụng của áo dài
– Học sinh sinh viên mặc áo dài đến trường trong những ngày đặc biệt.
– Trang phục công sở của một sốngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng,…
– Người lớn mặc áo dài trong những dịp đặc biệt như lễ cưới, sự kiện, dự tiệc…duyên dáng, sang trọng.
– Áo dài còn xuất hiện ở nhiều sự kiện lớn như Apec diễn ra ở Việt Nam.
4. Bảo quản áo dài
– Sau khi sử dụng cần giặt sạch, phơi nơi thoáng mát.
– Không dùng thuốc tẩy dễ làm bay màu áo dài.
– Nếu không mặc áo dài thường xuyên nên gấp áo lại và cho vào túi giấy giúp áo luôn mềm và sạch sẽ.
5. Ý nghĩa của áo dài
– Là trang phục truyền thống và có ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam yêu kiều, duyên dáng.
– Trong nghệ thuật: là hình tượng nghệ thuật trong thơ văn, âm nhạc, hội họa hay trình diễn
– Trang phục đại diện cho hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
– Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…
– Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
III. Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa của chiếc áo dài Việt Nam
4. Sơ đồ tư duy
Tham khảo:Dàn ýthuyết minh về chiếc áo dàiViệt Nam.
Văn mẫu tham khảothuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài mẫu1
Áo dài -biểu tượng cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt
Mỗi đất nước đều có trang phục truyền thống biểu trưng cho văn hóa của quốc gia mình. Nếu Nhật Bản nổi tiếng với Kimono, Hàn Quốc được biết đến với Hanbok thì Việt Nam lại tự hào với Áo dài. Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam.
Ngược dòng thời gian để tìm về với nguồn cội, chiếc áo dài đầu tiên với hai tà áo thướt tha bay lượn đã xuất hiện từ trên ba ngàn năm trước. Đồng hành cùng bước đi của lịch sử, áo dài đã trải qua nhiều kiểu dáng khác nhau. Kiểu sơ khai là áo giao lành, được mặc phủ ngoài yếm đào, váy lụa đen, thắt lưng buông thả. Nhưng để tiện cho việc làm ăn, việc đồng áng, áo giao lành được thu gọn thành áo tứ thân. Rồi từ áo tứ thân lại chuyển thành áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay hài hòa giữa cũ và mới. Trải qua bao năm tháng, áo dài dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.
Áo dài có hình dáng thanh lịch, thướt tha. Cổ áo cổ điển là cổ Tàu, cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V nhỏ trước cổ, tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu cổ áo dài được sáng tạo đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,… Thân áo kéo dài từ dưới cổ xuống eo, được may vừa vặn ôm sát lấy người mặc. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Sau này, người ta còn thiết kế ra loại ít cúc hơn, hoặc khóa kéo sau lưng áo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà là tà trước và tà sau. Áo dài truyền thống có tà dài đến gót chân, áo dài cách tân thì chỉ qua gối. Tay áo may ôm sát cánh tay.
Áo dài thường được mặc với quần thụng thay cho váy đen ngày xưa. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Áo dài được may với nhiều chất liệu khác nhau như: nhung, voan, lụa, gấm… với nhiều màu sắc phong phú. Họa tiết trên áo có thể là hoa, con vật như chim phụng hoàng, bướm… và nhiều hoa văn mang đậm bản sắc dân tộc. Với sự sáng tạo không ngừng của các nhà thiết kế, áo dài có thể mang nhiều hình dáng khác nhau.
Chất liệu làm ra một chiếc áo dài đòi hỏi người mặc cần biết cách bảo quản. Khi giặt áo, chỉ giặt bằng tay, giũ cho áo ráo nước và phơi ngoài nắng nhẹ, tránh nắng gắt vì áo dễ bạc màu. Dùng bàn ủi ủi với nhiệt độ thích hợp tránh quá nóng làm cháy áo. Mặc xong nên giặt áo ngay, treo lên bằng móc áo, nếu gấp phải gấp cẩn thận tránh làm gãy cổ áo.
Trong cuộc sống hiện đại, áo dài không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà còn trở thành trang phục công sở cho nhiều ngành nghề như tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng,… Áo dài trắng là biểu tượng tinh khôi của nữ sinh Việt Nam. Áo dài đỏ cùng vui trong ngày lễ ăn hỏi, thành hôn của cặp trai tài gái sắc. Mỗi dịp xuân về, nhiều gia đình nô nức chuẩn bị áo dài cho tất cả các thành viên để cùng đón một cái Tết sum vầy, ý nghĩa. Không chỉ như vậy, ở các cuộc thi sắc đẹp trong nước và quốc tế, các thí sinh đều tự chọn cho mình một chiếc áo dài để dự thi. Bạn bè thế giới biết đến vẻ đẹp Việt Nam gắn liền với chiếc áo dài thướt tha, thanh lịch.
Năm tháng qua đi, nhiều trang phục hiện đại dần phổ biến hơn. Nhưng áo dài vẫn lưu giữ trọn vẹn vẻ đẹp truyền thống dân tộc Việt Nam. Áo dài cùng nón lá chính là nét duyên dáng Việt. Nhìn thấy hình ảnh áo dài, bao trái tim xa quê hương vẫn thổn thức nghĩ về Việt Nam yêu thương xa nhớ.
Ôn lại kiến thức:Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài mẫu 2
Bài văn thuyết minh về áo dài của một bạn học sinh giỏi văn
“Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố đã thấy tâm hồn quê hương ở đó”. Áo dài đã trở thành một nét đẹp, một trang phục truyền thống của người Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam đẹp hơn, duyên dáng hơn trong tà áo dài thướt tha, mềm mại.
Chiếc áo dài đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều người trên thế giới, ai cũng muốn khám phá, tìm hiểu một nét đẹp truyền thống này. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự hình thành và ra đời của chiếc áo dài.
Áo dài tứ thân miền Bắc là chiếc áo dài đầu tiên của người Việt Nam chỉ mặc vào những dịp lễ tết. Áo nâu với hai vạt trước buộc chéo thả xuống đi với quần lĩnh đen và thắt lưng lụa. Rồi áo tứ thân biến thành áo mớ ba mớ bảy. Cổ áo cao khoảng 2 cm, tay may bó khít cổ tay, chiều rộng ngực eo bằng nhau, điểm khác biệt là ngoài hai vạt áo chính còn có vạt phụ (vạt con) dài sát gấu áo. Khuy áo được tết bằng vải, cài cúc cạnh sườn, cổ áo lật chéo để lộ ba màu áo (hoặc bảy màu áo). Lớp ngoài cùng thường là lụa màu nâu hoặc the màu thâm, kế tiếp là màu mỡ gà, cánh sen, vàng chanh, hồ thuỷ,… nhiều màu, hấp dẫn mà vẫn nền nã, kín đáo, hài hoà. Đến năm 1935, áo dài được cách tân thành áo dài vai bằng, tay măng – sết, cổ tròn khoét sâu đến ngực, viền đăng ten. Gấu áo cắt sóng lượn nối vải khác màu hoặc đính ren diêm dúa. Năm 1995, áo dài được cách tân phù hợp với thời đại và đẹp hơn, tay áo dài ôm vừa sát tay. Áo dài nhung, thêu, vẽ, in bông,… đã tạo nên những vẻ đẹp kiêu sa hơn nữa nâng cánh áo dài Việt Nam như bay lên. Những năm sau đó, áo dài không thay đổi nhiều lắm. Thỉnh thoảng cách mặc đổi mới, ví dụ như quần mặc với áo đồng màu.
Có giả thiết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc do năm 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong khi xưng vương bắt các quan dân Thuận Quảng phải mặc lễ phục lấy mẫu từ sách Tam Tài Đồ Hội của nhà Minh – Trung Quốc. Nhưng áo dài là loại trang phục riêng của người Việt vì những khi lễ lạt, người xưa phải mặc loại áo này. Như vậy chưa ai khẳng định được áo dài Việt Nam xuất hiện từ khi nào và thế nào. Nhưng trải qua năm tháng, áo dài đã dần dần trở thành một thứ trang phục đặc biệt của riêng người Việt.
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
Áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn và đã có nhiều thay đổi nhưng không ai có thể đưa ra một chuẩn mực cụ thể cho chiếc áo dài. Bởi lẽ, các cụ ngày xưa đã phải bỏ ra nhiều công sức để tìm ra sự phối hợp giữa các màu sắc, các giá trị thẩm mĩ với phong tục tập quán của dân gian. Ví dụ như thấy cổ người Việt không cao lắm, người xưa đã may áo cổ thấp và ôm sát, tóc thì vấn cao lên để tôn vẻ đẹp của người phụ nữ. Chiếc áo dài dù biến động qua nhiều thời kì lịch sử, có những cách tân khác nhau nhưng phần nhiều chỉ thay đổi về chất vải, hoa văn. Còn kiểu dáng thì về cơ bản vẫn là ôm sát thân, chít eo nhằm tôn vóc dáng của người phụ nữ. Chiếc áo dài trông mặc lên thì thật đơn giản nhưng để may được, phù hợp với người mặc thì không đơn giản chút nào. Nếu chứng kiến các nhà may thì chúng ta thấy may được một chiếc áo dài mất khá nhiều công.
Áo dài cổ cao, áo dài tay loe, áo dài vạt ngắn rồi vạt dài,… Suốt bao nhiêu năm qua, với sức sống mãnh liệt, áo dài vẫn luôn là sự lựa chọn số một cho các bà, các cô trong những cuộc gặp gỡ. Nhưng chọn được một bộ áo dài sao cho đẹp mắt, phù hợp với vóc dáng và công việc thì bạn gái cũng cần chú ý đến nhiều việc như: cách chọn vải, chọn kiểu dáng đến việc chọn một nhà may phù hợp. Nên chọn vải mềm nhẹ, có độ co giãn và không quá mỏng. Chất liệu tơ tằm, lụa tổng hợp, gấm hoặc phin bóng là thích hợp nhất. Mỗi nơi lại có địa chỉ may áo dài nổi tiếng, ở Hà Nội có thể biết tìm đến phố Cầu Gỗ, phố Lương Văn Can, mới đây có thêm phố Kim Mã,… Có nhiều mẹ, nhiều chị cầu kì thì đặt may tại Huế – nơi hội tụ nhiều nghệ nhân may áo dài nổi tiếng. Có những nhà thiết kế nổi tiếng nhờ áo dài mà chúng ta biết như nhà may Minh Hạnh. Nhưng các bạn lưu ý rằng mặc áo dài quan trọng là phong thái, là dáng đi của người mặc, hay cả như cử chỉ giao tiếp cũng liên quan tới việc mặc có đẹp hay không. Chẳng thế mà nói: áo dài là tâm hồn người Việt.
Nhắc đến Việt Nam, bạn bè năm châu nhớ ngay đến áo dài. Đó là niềm tự hào, là nét đẹp riêng của người Việt. Người phụ nữ nào cũng phải có ít nhất là hai bộ áo dài cho mình trong cả cuộc đời. Người Hà Nội xưa cứ ra khỏi nhà là mặc áo dài thế nên có phụ nữ sở hữu đến gần trăm bộ áo dài. Điều đó để nói lên rằng đây là trang phục thân thiện, hoàn hảo nhất của người Việt. Nó mãi là hình ảnh đẹp, đặc trưng cho người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và mãi mãi về sau.
Xem thêm: Kem Dưỡng Elizabeth Arden Có Tốt Không ? Kem Dưỡng Elizabeth Arden Có Tốt Không
Hàn Thị Thu Nguyệt
(Trường THCS Khương Đình)
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài mẫu3
Thuyết minh về áo dài lớp 8 chính là thuyết minh một nét bản sắc văn hóa dân tộc
Với người phụ nữ Việt Nam, áo dài đã trở thành một trang phục truyền thống. Chiếc áo đã tôn vinh vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt. Nó được nâng niu yêu quý như một nét văn hoá đầy bản sắc.