Tôn sư trọng đạo là đạo lý rất hay và có từ ngàn xưa và đáng được lưu giữ. Tôn sư trọng đạo là một đạo nghĩa, một nhân cách làm người, chỉ cho chúng ta cách đối nhân xử thế với người đã giúp đỡ chúng ta như người cha, người mẹ thứ hai. Dưới đây là dàn ý và các bài văn mẫu nghị luận về tôn sư trọng đạo. Mong rằng các bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về đức tính này cũng như có thể làm tốt đề văn trên.
Đang xem: Nghị luận tôn sư trọng đạo


Dàn ý và văn mẫu nghị luận về tôn sư trọng đạo
Dàn bài nghị luận về tôn sư trọng đạo
Tổng hợp các dàn ý chi tiết và tổng hợp cho đề bài nghị luận về tôn sư trọng đạo. Việc lập dàn ý sẽ giúp cho bài viết logic hơn, tránh được tình trạng thiếu ý, lặp ý hoặc sai đề. Đây là một bước bắt buộc trong quá trình viết văn nghị luận xã hội nói riêng và các thể loại văn học khác nói chung.
Dàn ý nghị luận về tôn sư trọng đạo – Mẫu 1
Mở bài
+) Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay.
+) Một trong những truyền thống của dân tộc ta luôn coi trọng sự dẫn dắt, chỉ dạy và giáo dục con người trưởng thành và vô hình chung hình thành nên đạo lí “Tôn sư trọng đạo”.
Thân bài1. Giải thích
+) Tôn sư là gì?
+) Trọng đạo là gì?
+) Tôn sư trọng đạo là gì?
+) Tại sao Tôn sư trọng đạo ngày càng được coi trọng và chú ý đến trong nền giáo dục Việt Nam.
+) Tôn sư trọng đạo có cần được duy trì về sau hay không? Và nên biểu hiện như thế nào?
2. Chứng minh
+) Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi con người có nhu cầu học hỏi và tiếp thu những kiến thức mới.
+) Đề cao vai trò người chỉ dạy và dẫn dắt dân ta ta còn có những câu nói như: “Nhất Tự Vi Sư, Bán Tự Vi Sư” người dạy cho ta một chữ cũng là thầy và nửa chữ cũng là thầy.
+) Qua câu này chúng ta thấy rõ hơn về đạo lí Tôn Sư Trọng Đạo của dân tộc Việt Nam ta.
+) Lấy kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân để làm nổi bật đạo lí “Tôn Sư Trọng Đạo” và tỏ sự tự hào về truyền thống này. Đưa ra một vài ví dụ về những bậc thầy mang danh lịch sử từ trước đến nay qua từng giai đoạn.
3. Bình luậnNêu lên một số tình trạng hiện nay.
+) Một số tình trạng học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, vẫn chưa ý thức được việc học và việc tiếp thu kiến thức từ những thầy cô chỉ dạy bên cạnh đó còn kèm theo những thái độ tiêu cực đối với việc tôn trọng thầy cô cụ thể như sau: Không nghe lời thầy cô, cãi bướng và thậm chí là những lời lẽ phỉ báng.
+) Bên cạnh đó, nói những biểu hiện tiêu cực thì phải nói những trường hợp tích cực. Có rất nhiều bạn học sinh từ nhỏ đã ý thức được việc tôn sư trọng đạo.Họ đã hiểu và ý thức được nên đã thực hành đúng câu thành ngữ và đang tiến đến sự thành công trong chính lý tưởng cũng như trong cuộc sống của họ.
Kết bài
+) Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa của câu thành ngữ
+) Từ đó đưa ra vai trò và giá trị của nền giáo dục, tầm quan trọng của những người chỉ dạy.
+) Bài học cho bản thân
Dàn ý nghị luận về tôn sư trọng đạo – Mẫu 2
Mở bài
+) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận tôn sư trọng đạo.
+) Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã lưu truyền và gìn giữ cho đến hôm nay. Tôn sư trọng đạo được xem là nền tảng đạo đức để góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
+) Tôn sư trọng đạo là một đức tính quý giá. Việc tôn trọng người thầy, người cô đã dạy mình không chỉ thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam mà còn làm nổi bật phẩm chất của chính mình. Hãy luôn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này nhé!
Thân bài1. Khái niệm tôn sư trọng đạo
+) Có nhiều định nghĩa, giải thích cho tôn sư trọng đạo. Chúng ta có thể nêu lên vài khái niệm khác nhau.
+) Tôn sư trọng đạo là thể hiện sự tôn trọng, kính yêu và lòng biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo, đặc biệt là những thầy cô giáo đã dạy mình. Trong quan niệm truyền thống, đó cũng là thể hiện sự tôn kính trước học vấn của thầy, trước sự đức độ của thầy.
+) Các bạn có thể giải thích thêm từ tôn sư. Sư được hiểu là thầy cô giáo, đạo là trình đô ở đây được hiểu là thầy và Đạo được hiểu là học, là kiến thức, là chân lý mà thầy truyền giảng. “Tôn sư” là sự đề cao vai trò và vị trí của người thầy. “Trọng đạo” có nghĩa là đề cao việc học, xem việc học và kiến thức là quan trọng. Trọng đạo nghĩa là người học phải thể hiện sự kính trọng của mình đối với lễ nghĩa, các mặt đạo đức
+) Ý nghĩa cả câu tôn sư trọng đạo: Bản thân người học phải kính trọng người làm thầy, đặt đạo nghĩa làm đầu. Đó được xem là một truyền thống quý báu của dân tộc.
#2. Biểu hiện tôn sư trọng đạo
+) Chúng ta tôn trọng, biết ơn thầy cô giáo đã truyền đạt tri thức, giảng dạy mình
+) Thực hiện tốt nghĩa vụ của học sinh, chăm chỉ học tập, rèn luyện vâng lời thầy cô để tỏ lòng biết ơn với công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo
+) Luôn trân trọng những kiến thức bổ ích mà cô thầy đã truyền dạy và áp dụng vốn hiểu biết đã được học áp dụng vào thực tế.
+) Tôn sự trọng đạo được nhà nước, xã hội quan tâm về chính sách khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ nhân viên trong ngành nhà giáo là vô cùng cần thiết.
#3. Ý nghĩa tôn sư trọng đạo
+) Nó là một truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy và giữ gìn .
+) Là một nét đẹp trong tâm hồn mỗi người, làm cho các mối quan hệ ngày càng gắn bó thân thiết hơn.
+) Thầy cô là những người lái đò, truyền đạt tri thức, sự hiểu biết của mình cho chúng ta, vì vậy hãy bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với công lao giảng dạy của thầy – cô, từ đó nỗ lực hơn để trở thành con ngoan, trò giỏi để không phụ lòng thầy cô.“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” đó là một phạm trù đạo đức mà bất cứ ai là học sinh đều phải biết.
+) Học ở thầy không chỉ được học về mặt kiến thức, hiểu biết mà còn được thầy truyền đạt những bài học đạo đức, đạo lý làm người giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có giá trị to lớn trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
+) Bồi dưỡng tình cảm cao đẹp, hình thành nhân cách phẩm chất đạo đức tốt đẹp, mang lại cho chúng ta một tâm hồn thanh thản, thoải mái.
+) Đối với học sinh, sinh viên, ngày 20-11 là dịp tốt để các em thể hiện đạo lý “Tôn sư trọng đạo”, bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với công lao giảng dạy của thầy cô giáo, từ đó nỗ lực hơn để trở thành con ngoan, trò giỏi.
+) Dẫn chứng có thể xen kẻ bằng các câu ca dao tục ngữ về thầy cô giáo tiêu biểu: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” , “ Không thầy đố mày làm nên”,…
4. Bình luận mở rộng vấn đề
+) Phê phán, lên án những con người quên đi công lao của thầy cô mà lại có những hành động như: lên mạng nói xấu. đánh thầy cô, dựng chuyện để gây khó khăn cho thầy cô,…
+) Các bạn có thể nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo trong học sinh hiện nay?
+) Có thái độ vô lễ với thầy cô, gặp không chào hỏi, nói trống không không có thưa gửi, cãi lại thầy cô giáo, coi thường những môn học mà mình cho là tầm thường…
+) Ra vào lớp không xin phép, đi hiên ngang
+) Không làm bài tập và không học bài
+) Sử dụng tài liệu quay cóp trong thi cử
+) Không thực hiện nội quy của trường, lớp đề ra.
Kết bài
+) Tổng kết vấn đề cần nghị luận là tôn sư trọng đạo
+) Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt, rất cần thiết cho con người.
+) Chúng ta tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo mà còn phải nỗ lực bảo vệ những người thầy người cô đáng kính của chúng ta khỏi những tác động tiêu cực của xã hội, để họ có thể tiếp tục cống hiến, tiếp tục với niềm đam mê với sự nghiệp nhà giáo, tiếp tục với vai trò là những người lái đò đưa những học trò yêu quý, thân thương của mình cập đến bến bờ tương lai với niềm vui và hạnh phúc.
Dàn ý nghị luận về tôn sư trọng đạo – Mẫu 3
Mở bài
+) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Về truyền thống tôn sư trọng đạo.
Thân bài1. Giải thích
+) Tôn sư: Là tôn kính, biết ơn những người dạy dỗ mình.
+) Trọng đạo: Trân quý những người dạy, đạo lý, những bài học mà thầy cô đã truyền đạt
+) Sự đề cao và tôn vinh vai trò của nghề giáo viên, thể hiện sự hiếu học, xem trọng kiến thức của người dân Việt Nam.
+) Vai trò của thầy cô giáo:
– Ươm mầm tri thức, đưa học sinh đến với những ước mơ.
– Đóng góp vào sự nghiệp trồng người, đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng người tài cho đất nước, giúp xã hội ngày càng phát triển và tốt đẹp hơn.
+) Dẫn chứng:
– Thầy giáo Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà Nho Khổng Tử,…
2. Biểu hiện
+) Thể hiện qua lời nói, những hành động giản dị cụ thể hằng ngày như: Lễ phép vâng lời, cố gắng học tập để xứng đáng với công lao dạy dỗ của thầy cô trở thành con ngoan trò giỏi, những người công dân giúp ích cho xã hội.
+) Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi thầy cô giáo, nói lời tri ân cảm ơn đến các thầy cô nhân ngày 20/11.
3. Bình luận
+) Phê phán một số bạn học sinh vô ơn, xúc phạm, bất kính với thầy cô giáo.
+) Đánh nhau, thường xuyên vi phạm, sai trái, lười học, không có ý thức sửa chữa cố gắng làm thầy cô đau lòng hoặc khi thành danh trong cuộc sống nhưng không nhớ đến những người lái đò xưa.
4. Bài học cá nhân về tôn sư trọng đạo
+) Phấn đấu, rèn luyện, học tập không ngừng để trở thành một người có ích trong xã hội, luôn biết ơn những công lao dạy dỗ của thầy cô.
+) Luôn phát huy tính sáng tạo để phát triển bản thân hơn.
+) Có ý thức và trách nhiệm với bản thân, xã hội để xứng đáng với những lời dạy của thầy cô.
Kết bài
+) Khẳng định lại vai trò quan trọng của thầy cô giáo.
+) Ý nghĩa, giá trị của truyền thống tôn sư trọng đạo, chúng ta nên biết kế thừa, tiếp nối và phát triển truyền thống quý báu này của dân tộc.
Văn mẫu nghị luận về tôn sư trọng đạo – Mẫu 1
“Dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người thầy…” Đó là câu hát cứ ngân nga mãi trong lòng tôi và những ai đã từng cắp sách đến trường, bước chân vào một thế giới mới, xa lạ hơn và không một chút thân thuộc thì người thầy là người đã dìu dắt, nâng đỡ mỗi bước chân của chúng ta trên hành trình tích lũy tri thức và nhân cách làm người.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Một gánh sách không bằng một người thầy tốt”. Tại sao vậy? Học là một công việc cả một cuộc đời con người và không có điểm dừng. Trong hành trình đó sẽ có nhiều lúc ta gặp khó khăn, thắc mắc thì người thầy, người cô sẽ là người giúp đỡ, giải gỡ những băn khoăn cho chúng ta.
Thầy cô không là người vĩ đại nhưng lại có vai trò vô cùng to lớn trong việc tiếp thu thêm tri thức và nâng cao nhân cách làm người của mỗi người chúng ta. Từ lẽ đó mà nhân dân ta thường có câu “Tôn sư trọng đạo” là không sai.
Tôn sư trọng đạo là một đạo nghĩa, một nhân cách làm người, chỉ cho chúng ta cách đối nhân xử thế với người đã giúp đỡ chúng ta như người cha, người mẹ thứ hai. Vậy thế nào là tôn sư? Thế nào là trọng đạo? Hãy cùng tôi tìm hiểu nhé!
Tôn trong tôn sư nghĩa là tôn kính, kính trọng. Sư trong tôn sư là người thầy, người cô. Tôn sư chính là một lời khuyên nhủ, một lời răn dạy mỗi người chúng ta đều phải tôn trọng và kính yêu mỗi người thầy, mỗi người cô đã dạy cho ta biết chữ, biết cách làm người và biết cách sống cho đúng đạo nghĩa.
Tôn trọng thầy cô cũng như tôn trọng chính cha mẹ của chúng ta. Từ đó, với hai từ tôn sư, ta có thể hiểu được vai trò của thầy tại sao lại to lớn đến như vậy, lại vĩ đại đến mức độ chúng ta cần tôn trọng. Thế còn trọng đạo? Trọng trong trọng đạo cũng như tôn trong tôn sư đều chỉ đến sự tôn kính, tôn trọng của ai đó dành cho một người nào đó mà mình kính yêu, quý mến.
Đạo trong trọng đạo là đạo lý, đạo đức. Trọng đạo nghĩa là chúng ta phải tôn trọng người đã dạy cho chúng ta đạo đức, hiểu được đạo lý làm người, đối nhân xử thế trong cuộc sống. Người đó không là ai khác ngoài người thầy, người cô, những người lái đò dìu dắt, đưa đón chúng ta cập đến đến bến bờ của tương lai.
Trọng đạo ở đây còn có nghĩa là tôn trọng đạo đức làm người. Tóm lại, tôn sư trọng đạo là một cụm từ của ông cha ta thời xưa dùng để khuyên răn con cháu nên tôn trọng và kính yêu người thầy, người cô – những người ngày đêm không ngại khó khăn mà thắp sáng lên ánh đèn soi rọi trên con đường đến thành công của chúng ta.
Tại sao người làm thầy, người làm cô lại có ý nghĩa và vai trò lớn lao đến như vậy? Có một ai đó đã từng nói ” Cho tôi một con cá thì tôi sẽ ăn hết nó trong một ngày.
Xem thêm: Hướng Dẫn Đóng Mở Bằng Phần Mềm Shadow Defender, Hướng Dẫn Sử Dụng Shadow Defender
Nhưng nếu dạy tôi cách câu cá thì tôi sẽ được ăn cá suốt đời”. Vai trò của người thầy cũng như vậy đấy. Thầy không có phép màu nhiệm, không có đũa thần giúp chúng ta trở nên thông minh hơn, sáng tạo hơn nhưng thầy là người có thể dạy cho chúng ta cách câu cá để ta có thể vững bước chân trên mọi nẻo đường, không bao giờ “chết đói”.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam sẽ còn lưu giữ mãi theo năm tháng nhằm khuyên nhủ con người nên tôn trọng người thầy cũng như tôn trọng nghề giáo.
Trên đất nước này, trên thế giới có rất nhiều nghề khác nhau nhưng tại sao con người nên tôn trọng nghề giáo nhất. Đó là vì nghề giáo không như những ngành nghề khác, nghề giáo là nghề “trồng người”. Tạo ra những con người có tri thức, có văn minh, có đạo đức, đó chính là nhiệm vụ lớn lao và cao cả nhất trong mọi ngành nghề.
Một đất nước có những con người thông minh, sáng tạo lại vừa có đạo đức thì đất nước ấy sẽ trở nên phát triển vượt bậc. Do đó, nghề giáo cũng như vai trò người làm thầy, người làm cô là cao cả, là vĩ đại và tôn sư trọng đạo là một trong vô vàn truyền thống văn hóa của dân tộc ta có ý nghĩa lớn lao và sâu sắc nhất.
Cùng sự ra đời của truyền thống tôn sự trọng đạo thì đã có rất nhiều câu thơ, câu nói dân gian được ra đời như “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” nghĩa là một chữ cũng là thầy và nữa chữ cũng là thầy.
Dù một chữ hay nữa chữ thì vẫn là thầy đã dạy. “Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư ” ba người cùng đi trên một con đường thì sẽ có một người đóng vai trò là người thầy dìu dắt hai người còn lại đi trên con đường đó.
Hay rất nhiều câu nói khác nhau được ra đời như John Steinbeck đã từng nói ” Một thầy giáo tuyệt vời cũng chính là một nghệ sĩ tuyệt vời và trên thế giới chỉ có số ít những người như vậy. Dạy học là nghệ thuật vĩ đại nhất vì đó là sự kết hợp giữa lý trí và tinh thần.”
Tôn sư trọng đạo không chỉ là truyền thống của riêng dân tộc ta mà còn là lời khuyên, sự răn dạy của người xưa dành cho con cháu ngày nay, không tùy thuộc vào khu vực nào, quốc gia nào đều phải thực hiện tôn sư và trọng đạo.
Bác sĩ Halen Caldicot đã có một quan điểm về người thầy “Tôi tin rằng giáo viên là người quan trọng và chịu nhiều trọng trách nhất của xã hội vì những nỗ lực trong nghề nghiệp của họ ảnh hưởng tới số phận của trái đất”. Vai trò của người thầy không bất cứ thứ gì, không mọi ngành nghề nào sánh bằng.
Người thầy là người cha, người cô là người mẹ và thầy cô là người lái đò đưa chúng học trò cập đến bến bờ tương lai với niềm vui và hạnh phúc. Thầy cô là những người rất giản dị thôi nhưng vai trò của thầy cô là vô cùng lớn lao, là vô cùng cao cả. Suốt một đời học sinh chỉ mong gặp được một người giáo viên tốt và suốt đời của người làm thầy, làm cô cũng chỉ hy vọng chúng học trò được nên người và một lời cảm ơn chân thành từ chúng ta.
Đơn giản là thế! Đã nhắc đến công ơn của thầy cô thì ta không thể không nhớ đến những người thầy vĩ đại như thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu,…Trong đó ta không thể nào không nhớ đến hình ảnh của thầy Nguyễn Tất Thành – Người vừa xây dựng đất nước vừa dạy trò để nên người như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.
Tôn sư trọng đạo không gì khác hơn ngoài việc khuyên răn mỗi người chúng ta nên tôn trọng, kính yêu thầy cô giáo. Thế nhưng, ngày nay lại có rất nhiều học sinh không nghĩ như vậy. Họ không coi trọng, lễ phép với thầy cô, nhiều lúc làm loạn trong lớp học, không chú ý nghe theo sự răn dạy, sự chỉ bảo của thầy cô mà ngược lại họ có những hành động đáng xấu hổ như nói xấu thầy cô, chửi bới,..
Rất nhiều hành động đáng xấu hổ như vậy đang ngày càng diễn ra không chỉ ở riêng đất nước chúng ta mà nó đã lan rộng trên khắp thế giới và chúng ta cần phê phán, khuyên răn hay làm bất cứ điều gì có thể để ngăn cản những trường hợp như vậy.
Một khía cạnh khác rằng thầy cô ngày nay có lẽ một phần đã quên đi trọng trách của người làm thầy, quên đi nhiệm vụ lớn lao của sự nghiệp “trồng người”. Usinxki đã từng nói: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”.
Người làm thầy, người làm cô thì điều đầu tiên cần là nhân cách. Ngày nay, có một số thầy cô đã quên đi nhiệm vụ cao cả đó mà tước bỏ nhân cách của một người làm thầy để làm ra những điều đáng xấu hổ như thực hiện những hành vi đồi trụy với học trò của mình hay chỉ đơn giản là hạ hạnh kiểm hoặc điểm thi của học trò nào đó nếu không đi học thêm ở nhà người thầy đó,…
Có rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra và đang làm cho nền giáo dục của nước ta ngày càng đi xuống một cách trầm trọng. Vì vậy, chúng ta cần phải ngăn cản, phê phán những hành vi như vậy, cả thầy và trò, để đưa nền giáo dục về đúng bản chất thực sự của nó – tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa với cha mẹ, giúp ích cho đất nước.
Ngày 20 tháng 11 hằng năm đã được chọn là ngày để ghi nhớ công vinh của thầy cô giáo. Trong ngày này, những cô cậu học trò sẽ dâng tặng cho thầy cô những món quà vô cùng dung dị như một cành hoa, một con điểm tốt hay chỉ đơn giản là một lời cảm ơn cũng đủ để thầy cô nhận thấy được tấm lòng chân tình của chúng ta. Hy vọng ngày 20 tháng 11 hằng năm đều là những kỉ niệm tốt đẹp, vui vẻ giữa thầy và cô, là khoảng khắc mà chúng học trò như tôi sẽ thực hiện truyền thống tôn sư trọng đạo một cách ý nghĩa nhất.
“Hôm nay ngồi nhớ lại
Ngày đầu tiên đến trường
Nhớ thầy tôi ngày ấy
Với tấm lòng luyến thương!”
Thầy cô mãi là cha mẹ thứ hai của chúng ta và tôn sư trọng đạo luôn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Hãy cùng nhau phát huy và giữ gìn truyền thống tốt đẹp này, bạn nhé!
Văn mẫu nghị luận về tôn sư trọng đạo – Mẫu 2
Từ thuở sơ khai đến giờ, dân tộc ta có biết bao truyền thống tốt đẹp vẫn luôn được duy trì cho đến tận ngày hôm nay, ví dụ như những truyền thống: Lòng yêu nước, tương thân thương ái, tình đoàn kết… Và cả sự hiếu học, ham tiếp thu những kiến thức mới của con người Việt Nam như một bản năng đặc biệt. Và việc coi trọng việc học ấy đã dấy lên đạo lí “Tôn sư Trọng Đạo” và đạo lí này được phát huy và duy trì như những truyền thống tốt đẹp khác.
“Tôn Sư Trọng Đạo” “Sư” nghĩa là thầy, “Tôn Sư” là coi trọng tôn trọng và tôn kính đối với thầy. Thầy ở đây là người chỉ dạy, người truyền đạt và người dìu dắt mỗi người. “Đạo” đạo ở đây là đạo lí, đạo làm người và đạo học chữ nghĩa, “Trọng Đạo” là coi trọng, trân trọng, quý trọng đạo học, đạo làm người.
Ta có thể nghĩ theo hai chiều như thế này: Trọng đạo ắt sẽ Tôn thầy, những người có nhu cầu học hỏi nhu cầu tiếp thu thì ắt sẽ sinh lòng tôn Thầy.Hoặc, Biết tôn Thầy thì mới coi trọng đạo học và quý trọng đạo làm người. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” người dạy ta một chữ cũng là thầy dạy ta nửa chữ cũng là thầy. Phải chăng đay là câu thành ngữ nói rõ nhất về đạo lí “Tôn sư trọng đạo”.
Vai trò của người thầy luôn được đề cao và coi trọng, hình ảnh thầy giáo là hình ảnh tiêu biểu trong mọi tầng lớp xã hội và nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Vai trò của người thầy được khẳng định qua các câu ca dao như: “không thầy đố mày làm nên”, “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”…. Thầy có vị trí quan trọng trong xã hội, được mọi người tôn vinh, là nơi cha mẹ gửi gắm sự tin tưởng để dạy dỗ con cái họ thành người, là tấm gương để mọi người noi theo, là người có chuẩn mực đạo đức, có tài đứng ra hổ trợ giúp đỡ tổ quốc đất nước thông qua việc dạy dỗ lớp người thành tài.
Còn học trò phải giữ đúng đạo làm trò, coi trọng những lời chỉ dạy của thầy cư xử đúng mực để làm vang danh dân tộc Việt Nam nghìn năm văn hiến.
Sau cách mạng tháng tám, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn đặc biệt là giặc dốt, nhận thức được sự ảnh hưởng của giáo dục Bác Hồ đã đề cao đến vấn đề nâng cao giáo dục, nâng cao trình độ dân trí trong cộng đồng. Bác Hồ luôn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, quan tâm đến đời sống công tác của các nhà giáo.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn đề cao và quan tâm tới giáo dục, cái gốc của trí tuệ và đạo đức đều từ giáo dục mà ra để tỏ sự trân trọng, lòng thành kính của xã hội dành cho nhà giáo. Truyền thống này ngày càng được trân trọng và tôn vinh qua việc coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, các chính sách, chế độ luôn được đề cao, quan tâm chăm lo người thầy trong sự nghiệp trồng người.
Trong xã hội ngày nay, mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người, nhưng vị trí quan trọng của thầy giáo vẫn không có gì thay đổi, vẫn là vị trí luôn được tôn vinh và coi trọng. Bởi lẽ, dù xã hội có phát triển như thế nào đi nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, là tấm gương để mỗi một người trò noi và làm theo.
Ngày nay, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” vẫn luôn được duy trì và phát huy, và được coi như là một trong những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, và chuẩn mực trong mỗi con người. Và trong mỗi người, mặc nhiên đạo lí “Tôn sư trọng đạo” luôn tồn tại và luôn luôn phát huy.
Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, khi nhu cầu con người về kinh tế ngày càng cao cũng đã ảnh hưởng không ít đến nền giáo dục nước ta và nền giáo dục cũng có những biểu hiện đáng báo động. Một bộ phận giáo viên chất lượng chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số ít giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có những vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống và cả đạo thầy trò.
Bên cạnh đó, do “bệnh thành tích”, không ít học sinh, sinh viên lười biếng học hành, không quý trọng tri thức văn hóa khoa học, nhiều học sinh, sinh viên có lối sống thực dụng thấp kém, quậy phá trong trường và ngoài xã hội, coi thường lễ nghĩa và cả hành hung thầy cô. Những hành động này cho thấy giá trị đạo đức trong giáo dục có hiện tượng xuống cấp. Tình trạng này cần được sự can thiệp mạnh mẽ của các nhà quản lý, của nhà trường, gia đình và cả toàn xã hội nhằm bồi đắp đạo lý thầy trò và phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.
Những hiện tượng nêu trên chỉ là cá biệt. Và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dù ở ngày xưa hay hôm nay và mãi mãi mai sau vẫn là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam, Đạo lý thầy trò là một trong những đạo lý thiêng liêng nhất của con người. Cũng như đạo trung của dân với nước và đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, đạo lý thầy trò góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc và cốt cách con người Việt Nam.
Vì vậy, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 được tổ chức hằng năm không chỉ là dịp để Ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn vinh, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học.
Kết luận lại, dù trong xã hội nào, ngày xưa và ngày nay truyền thống “Tôn sư trọng đạo” vẫn luôn là truyền thống tốt đẹp thể hiện tình thầy trò, dù là người thầy những năm 45 hay người thầy năm 2021 thì vẫn luôn giữ vị trí quan trọng trong xã hội và trong mỗi con người chúng ta. Với cương vị là một tương lai của đất nước, tôi hi vọng những lớp trẻ như tôi luôn có những suy nghĩ đúng đắn về truyền thống tốt đẹp này, không những giữ gìn mà cần phát huy và lan tỏa sự kính trọng, sự tôn trọng đối với mỗi người thầy mà ta gặp qua trong cuộc đời. Và đặc biệt hơn nữa, những bậc phụ huynh cần định hướng đúng đắn cho con em mình:
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy!”
Bởi, trẻ em là những trang giấy trắng, sự định hướng đúng đắn của phụ huynh và sự chỉ dạy tận tình của một người thầy sẽ quyết định tương lai của những mầm xanh này.
Văn mẫu nghị luận về tôn sư trọng đạo – Mẫu 3
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp, được xem là đức tính quý giá của nhân dân ta. Bởi người thầy được xem như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta nên người, giáo dục, truyền đạt tri thức, dạy cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nên câu tôn sư trọng đạo được xem là nền tảng đạo đức để góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. Vì thế, việc tôn trọng người thầy, người cô đã dạy mình không chỉ thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt, mà còn làm nổi bật phẩm chất của chính mình. Hãy luôn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này nhé.
Tôn sư trọng đạo là 1 trong những truyền thống tốt đẹp, lâu đời của Việt Nam. Ngay từ trong những câu ca dao, tục ngữ xa xưa, chúng ta đã được thấy sự ca ngợi về truyền thống này trong dân gian. Vậy tôn sư trọng đạo là gì? Biểu hiện của sự tôn sư trọng đạo ra sao?
Tôn sư trọng đạo là thể hiện sự tôn trọng, kính yêu và lòng biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo, đặc biệt là những thầy cô giáo đã dạy mình. Trong quan niệm truyền thống, đó cũng là thể hiện sự tôn kính trước học vấn của thầy, trước sự đức độ của thầy. Ta có thể hiểu rõ thêm theo từng vế của câu. Tách riêng tôn sư là nghĩa gì? Trọng đạo là gì?
Sư trong “tôn sư” được hiểu là thầy cô giáo, đạo trong “trọng đạo” là trình đô ở đây được hiểu là thầy và Đạo được hiểu là học, là kiến thức, là chân lý mà thầy truyền giảng. “Tôn sư” là sự đề cao vai trò và vị trí của người thầy. “Trọng đạo” có nghĩa là đề cao việc học, xem việc học và kiến thức là quan trọng. Trọng đạo nghĩa là người học phải thể hiện sự kính trọng của mình đối với lễ nghĩa, các mặt đạo đức. Ý nghĩa cả câu tôn sư trọng đạo muốn gửi đến lời khuyên cho mỗi người khi học phải kính trọng người làm thầy, đặt đạo nghĩa làm đầu. Đó được xem là một truyền thống quý báu của dân tộc.
Biểu hiện tôn sư trọng đạo? Từ khi sinh ra đến lớn khôn, ngoài bố mẹ, người thân thì thầy cô chính là người giúp chúng ta người và cung cấp, truyền đạt cho chúng ta nhiều kiến thức để bước vào đời, trang bị cho ta những kho tàng tri thức để vững tin hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai. Và chúng ta cần phải biết ơn công lao to lớn về sự ân cần, chỉ dạy của thầy cô.
Luôn trân trọng những kiến thức bổ ích mà cô thầy đã truyền dạy và áp dụng vốn hiểu biết đã được học áp dụng vào thực tế. Học sinh ngày nay phải biết yêu mến kính trọng thầy cô, sự biểu hiện rõ ràng nhất của truyền thống tôn sư trọng đạo là sự kính mến của học trò với giáo viên. Biết lễ phép, vâng lời và tôn trọng những tâm huyết của thầy cô qua các bài giảng, phải chăm chú tập trung lắng nghe để tiếp thu tri thức, dành sự quan tâm, tỏ lòng biết ơn đều là những biểu hiện tốt đẹp. Dù là ở cấp học nào, chúng ta cũng ấy tiếng nói thầy cô vẫn tác động lớn, có tầm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Thầy cô là những người sẵn sàng, lắng nghe tâm sự, chia sẻ. Điều đó giúp cho mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh khăng khít, gắn bó mật thiết hơn. Do đó, nhiều bạn học sinh coi thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai, khi học sinh lớn lên trưởng thành lập gia đình và gặt hái thành công cho riêng mình, hằng năm mỗi dịp 20 tháng 11 ngày nhà giáo Việt Nam vẫn ghé thăm thầy cô ngày xưa đã giảng dạy mình.
Tôn sư trọng đạo thể hiện ở sự quan tâm, khích lệ của nhà nước, xã hội với chính sách khen thưởng phúc lợi dành cho cán bộ nhân viên trong ngành giáo dục là vô cùng cần thiết, để thầy cô giáo an tâm theo đuổi đam mê, nhiệt huyết với nghề truyền đạt những kiến thức tinh túy nhất cho thế hệ trẻ học sinh. Nhà nước xã hội không những quan tâm đời sống vật chất mà còn đến đời sống tinh thần. Hằng năm có những chính sách hỗ trợ giáo viên tăng lương thưởng, tăng ngân sách giáo dục. Ngoài ra xây dựng tu bổ hệ thống, trang thiết bị trường học để tạo điều kiện tốt nhất cho công việc giảng dạy- việc trồng người, tạo ra những con người thành đạt góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh hơn.
Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa gì mà tại sao chúng ta phải biết tôn sư trọng đạo? Nó là một truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy và giữ gìn. Bởi lẽ, người thầy là người cha, người cô là người mẹ và thầy cô là người lái đò đưa những học trò yêu quý, thân thương của mình cập đến bến bờ tương lai với niềm vui và hạnh phúc. Thầy cô là những người rất đỗi giản dị, thật thà chất phác thôi nhưng vai trò của thầy cô là vô cùng to lớn, rộng lớn như biển cả bao la, người có tinh thần trách nhiệm, đam mê, nhiệt huyết trên sự nghiệp giảng dạy. Suốt một đời học sinh chỉ mong gặp được một người giáo viên tốt và suốt đời của người làm thầy, làm cô cũng chỉ hy vọng các em học sinh của mình được nên người, học hành chăm chỉ đỗ đạt cao là niềm tự hào to lớn của thầy cô, vì thế học sinh phải biết ơn những công lao dạy dỗ của thầy cô.
Tầm quan trọng tôn sư trọng đạo là rất lớn đối với xã hội hiện nay, đó là một nét đẹp trong tâm hồn mỗi người, làm cho các mối quan hệ ngày càng gắn bó thân thiết hơn. Thầy cô là những người lái đò, truyền đạt tri thức, sự hiểu biết của mình cho chúng ta, vì vậy hãy bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với công lao giảng dạy của thầy cô giáo, từ đó nỗ lực hơn để trở thành con ngoan, trò giỏi để không phụ lòng thầy cô. Hay cho câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” đó là một phạm trù đạo đức mà bất cứ ai là học sinh đều phải biết. Học ở thầy không chỉ được học về mặt kiến thức, hiểu biết mà còn được thầy truyền đạt những bài học đạo đức, đạo lý làm người giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có giá trị to lớn trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tôn sư trọng đạo bồi dưỡng tình cảm cao đẹp, hình thành nhân cách phẩm chất đạo đức tốt đẹp, mang lại cho chúng ta một tâm hồn thanh thản, thoải mái.
Ông cha ta đã dạy: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều”. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Điều đó nói lên vai trò của thầy cô giáo là người đóng vai trò là người đào tạo nhân cách, bồi dưỡng đạo đức, truyền đạt bổ sung trí thức cho thế hệ trẻ, để làm nền tảng cho sự trưởng thành, thành đạt trong cuộc sống. Xã hội đặt niềm tin và kỳ vọng đối với thầy cô giáo trong sự nghiệp dạy chữ và trồng người.
Truyền thống dân tộc ta bao đời nay nghề dạy học là nghề thiêng liêng, nghề cao quý nhất. Thầy cô là người mẫu mực, đức cao, kiến thức sâu rộng, kỹ sư tâm hồn, là người đi đầu về sự kiến tạo và phát triển nhân cách cho lớp học trò. Nhờ sự nhiệt huyết, đam mê, tâm huyết với nghề, yêu trẻ mong muốn xã hội phát triển và tiến bộ thầy cô mang hết những kiến thức của mình truyền thụ lại cho thế hệ học trò và dạy đạo làm người. Thiên chức thầy cô là phát huy truyền thụ những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại. Nghề dạy học đã trở thành một nghề cao quý và sáng tạo, luôn luôn được nhân dân yêu mến và kính trọng. Đúng như câu “Không thầy đố mày làm nên” Với ý nghĩa đó, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “các thầy, cô giáo là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa” có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Bác nói: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt xứng đáng được học sinh yêu mến, kính trọng. Dù tên tuổi không đăng trên báo đài, không được thưởng huân chương, không được nổi tiếng như những người làm trong showbiz, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh. Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang.
Ngày Nhà giáo Việt Nam là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày “Tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người giáo viên. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngày 20-11 không chỉ là ngày lễ, ngày tết của mình, mà còn là dịp để ôn lại những kỷ niệm đẹp trong một năm “trồng người”, kiểm điểm lại trách nhiệm của mỗi người đối với nghề cao quý mà Đảng, Nhà nước và xã hội giao phó. Qua đó động viên, nhắc nhở nhau làm tốt hơn nữa thiên chức người thầy. Đối với học sinh, sinh viên, ngày 20-11 là dịp tốt để các em thể hiện đạo lý “Tôn sư trọng đạo”, bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với công lao giảng dạy của thầy cô giáo, từ đó nỗ lực hơn để trở thành con ngoan, trò giỏi. Đối với xã hội, ngày 20-11 là dịp để các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân và các bậc phụ huynh kiểm điểm vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo của đất nước và đối với con em mình. Có thể nói, ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm là ngày toàn xã hội góp thêm những “viên gạch hồng” để xây dựng tòa lâu đài hạnh phúc cho hôm nay, ngày mai và cho tương lai.
Có rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra và đang làm cho nền giáo dục của nước ta ngày càng đi xuống một cách trầm trọng. Vì vậy, chúng ta cần phải ngăn cản, phê phán những hành vi như vậy, cả thầy và trò, để đưa nền giáo dục về đúng bản chất thực sự của nó – tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa với cha mẹ, giúp ích cho đất nước.
Bên cạnh đó, tồn tại nhiều tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy,…Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lý việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng con em mình theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho con biết tôn trọng và yêu thương thầy cô. Nhiều bạn học sinh có thái độ vô lễ với thầy cô, gặp không chào hỏi thiếu tôn trọng, không lễ phép, nói trống không không có thưa gửi, cãi lại thầy cô giáo, coi thường những môn học mà mình cho là tầm thường. Ra vào lớp không xin phép, đi hiên ngang, không làm bài tập và không học bài, sử dụng tài liệu quay cóp trong thi cử. Không thực hiện đúng nội quy của trường, lớp đề ra. Có nhiều trường hợp khi bị phạt thì có nhiều bạn học sinh hành hung giáo viên người trực tiếp giảng dạy mình. Đây là những hành động thiếu tôn trọng, đi ngược lại với câu tôn sư trọng đạo cần phải lên án, và bài trừ ra khỏi môi trường giáo dục hiện nay để thầy cô yên tâm trên con đường sự nghiệp giảng dạy của mình.
Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức tôn sư trọng đạo. Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt, rất cần thiết cho con người. Chúng ta tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo mà còn phải nỗ lực bảo vệ những người thầy người cô đáng kính của chúng ta khỏi những tác động tiêu cực của xã hội, để họ có thể tiếp tục cống hiến, tiếp tục với niềm đam mê với sự nghiệp nhà giáo , tiếp tục với vai trò là những người lái đò đưa những học trò yêu quý, thân thương của mình cập đến bến bờ tương lai với niềm vui và hạnh phúc.
Văn mẫu nghị luận về tôn sư trọng đạo – Mẫu 4
“Muốn qua sông phải lụy đò
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa
Tháng năm dầu dãi nắng mưa
Con đò tri thức thầy đưa bao giờ”
Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như lòng yêu nước buất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, hiếu thảo… Và một trong những truyền thống quý báu đó chính là tôn sư trọng đạo, ngay từ xa xưa tình cảm thầy trò luôn được ông cha ta tôn trọng và đề cao.
Tôn sư trọng đạo là một tư tưởng tốt đẹp được bắt nguồn từ nho giáo, nhằm đề cao sự học và vai trò của người thầy. Tại sao lại gọi là thầy cô giáo? Đó chính là những người dạy dỗ, chỉ bảo, truyền cảm hứng để học trò có những nỗ lực hết mình khám phá tri thức, chinh phục những thứ mới mẻ. “ Tôn sư ” là sự tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo đặc biệt là những người dạy dỗ mình. “ Không thầy đố mày làm nên ” hay “ Nhất tự vi sư bán tự vi sư ” nghĩa là một chữ cũng thầy nửa chữ cũng là thầy. Đó là những câu nói thể hiện đậm nét sự tôn kính, quan tâm của mọi người với những người thầy.
Còn “ trọng đạo ” là coi trọng nghề dạy học, biết trân quý những lời dạy của thầy cô, là những đạo đức làm người, đạo lý truyền thống đáng quý, những cách đối nhân xử thế, biết tiếp thu những kiến thức, chân lý, bài học bổ ích. Vì thế, sự “ tôn sư ” đi liền với “ trọng đạo ” không hề tách rời nhau mà luôn song hành cùng nhau, tôn vinh vai trò của nhà giáo trong xã hội và sự hiếu học, coi trọng kiến thức. Muốn đỗ đạt thành tài nhất quyết không thể thiếu bóng dáng thầm lặng của người thầy, người cô, từ lâu họ đã được xem như là những người ươm mầm tri thức, người lái đò giúp cho con thuyền tuổi trẻ của học sinh được cập đến bến bờ thành công.
Bởi lẽ, ai cũng muốn trở thành một người có nhiều kiến thức, thành công trên con đường của mình và theo đuổi được ước mơ, lý tưởng. Nhờ có sự chỉ dạy tận tình của thầy cô mà biết bao thế hệ học trò mới biết đến cái chữ, rèn luyện nhân cách, hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội. Comenxki một nhà giáo dục, nhà hoạt động nhân văn vĩ đại đã nói rằng: “ Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, dưới ánh nắng mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học ”. Vì vậy, việc giữ gìn phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo đã thể hiện được những suy nghĩ, nhìn nhận đúng đắn và tiến bộ của nhân dân ta về một ngành nghề đáng quý, qua đó còn bày tỏ tấm lòng ghi nhớ không quên, biết ơn, tri ân đối với những người thầy, họ đã dành cả đời để gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người nhằm mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu, giúp xã hội phát triển đi lên, ông cha ta hay nói: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia ” cũng là bởi vậy. Giáo dục tức là giải phóng, nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, tiến bộ, công bằng và phát triển.
Những người nắm giữ được chiếc chìa khóa của cánh cửa này gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, là một trong những đất nước xem việc giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Việt Nam luôn là dân tộc có nền văn hiến lâu đời được nhiều thành tựu lớn và trong công cuộc phát hiện và bồi đắp nhân tài thì không thể thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người thầy người cô. Chúng ta cần phải tôn sư trọng đạo vì thầy cô đã là người kèm cặp, nâng đỡ, truyền đạt ý thức, chắp cánh ước mơ, chỉ dạy cho học sinh nên người và trưởng thành. Hướng cho chúng ta tới những giá trị sống tốt đẹp, ý nghĩa, hữu ích, không quản gian lao vất vả, ngày ngày bụi phấn rơi bạc cả mái đầu nhưng họ vẫn kiên trì miệt mài với sứ mệnh truyền đạt những kiến thức cho học trò thân yêu. Trở thành những người bạn trong suốt hành trình chuẩn bị cho chặng đường tương lai khi không được ngồi ở ghế nhà trường nữa, bất cứ một người giáo viên nào cũng thấy tự hào và vui sướng khi nhìn thấy những cô cậu học trò của mình đều thành công trong tương lai.
“Dẫu đếm hết sao trời đêm nay
Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi
Nhưng làm sao đếm hết công ơn người thầy”
Thầy cô là những kỹ sư tâm hồn, những người nghệ sĩ nhiệt huyết, như một ngọn nến cháy hết mình với tình yêu nghề để soi sáng con đường cho những tương lai, thế hệ mầm mống của đất nước. Vậy đấy, giảng dạy cũng giống như ta làm vườn, thầy cô là những người sáng tạo cho ra những thành quả tốt đẹp, mặc cho sóng gió vô thường, họ vẫn giữ chắc tay lái, một lòng che chở dìu dắt học trò của mình. Khi bạn bất lực mệt mỏi, giọng nói truyền cảm của họ sẽ giúp bạn lấy lại ý chí, nghị lực. Khi bạn thất bại, chùn bước trước những khó khăn, bàn tay ấm áp của thầy cô sẽ nhẹ nhàng nâng đỡ, động viên khích lệ, tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước trên con đường đi đến thành công. Nước ta thật tự hào khi có nhiều tài năng, hy sinh của các nhà giáo mà đời đời mãi về sau vẫn tôn vinh và coi trọng. Cụ Chu Văn An là một thầy giáo nổi tiếng có cống đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước, với nhân cách sáng ngời và chính trực, thanh liêm. Hằng năm những người học trò cũ dù đã thành đạt, quyền cao chức trọng nhưng vẫn thường xuyên về thăm thầy của mình, bày tỏ lòng biết ơn. Còn có thầy giáo Đồ Chiểu tuy mù hai mắt nhưng một đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh của xâm lược của kẻ thù, rồi thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm và còn rất nhiều thầy giáo khác. Bạn có biết câu “ Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên ” nghĩa là “ Trong ba người cùng đi thì ắt có người thầy của ta ở đó ” đó là câu nói nổi tiếng của bậc thầy vĩ đại Khổng Tử, đã sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng những tư tưởng giáo dục sâu sắc, những bài học về nghĩa sư trò được lưu danh sử sách. Hình ảnh thầy cô tận tâm với từng học sinh đã đi sâu vào tâm trí của mỗi người và sẽ theo ta trên suốt chặng đường đời, tất cả chúng ta bằng cách này hay cách khác nhưng vẫn luôn hướng về thầy cô với tấm lòng thành kính. “ Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng tri thức, cảm nghĩa cô dắt trò đến biển yêu thương ”. Tôn sư trọng đạo không cần phải làm những gì to tát mà nó có ở trong những hành động, lời nói hằng ngày, những biểu hiện rất đơn giản đời thường như là luôn lễ phép, vâng lời, ngoan ngoãn ra sức học tập, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, nỗ lực phấn đấu thật tốt trở thành người con ngoan trò giỏi, những công dân có ích cho xã hội để đền đáp những công lao của thầy cô. Chúng ta có ý thức quan tâm đến thầy cô nhiều hơn, luôn tri ân gửi những lời cảm ơn hay là những món quà nho nhỏ, ngoài ra chúng ta luôn nhớ đến ngày nhà giáo 20/11 đó là dịp mà mình có thể bày tỏ hết được những suy nghĩ gửi đến nhà giáo kính yêu. Tuy nhiên, thật đáng buồn là hiện nay có một số bộ phận cá biệt vô lễ, buông lời xúc phạm với chính những người đã hy sinh giảng dạy từng con chữ giúp ta phát triển và thành công hơn. Đâu đó còn có những học sinh quên đi những đạo lý thầy trò mà đã được ông cha ta gìn giữ từ lâu đời, vô tình hoặc cố ý bày trò quậy phá, làm ra những hành vi sai trái, lười biếng, ỷ lại, đi học cho có, không có ý thức khiến thầy cô phiền lòng, những con người này cần phải phê phán. Phạm Sư Mạnh là một học trò tiêu biểu của thầy giáo Chu Văn An, tuy đã trở thành quan to chức lớn nhưng vẫn có tấm lòng nhớ đến công ơn trở về thăm thầy, kính cẩn, lễ nghĩa, đứng từ xa vái chào, chỉ dám ngồi bậc dưới khi trò chuyện hỏi thăm thầy. Đó là một tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
Xem thêm: Cách Tạo Tài Khoản Liên Quân & Liên Minh Huyền Thoại, Cách Tạo Tài Khoản Liên Quân Đơn Giản Nhất
“Thời gian dẫu bạc mái đầu
Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy”
Dù là ở đâu, thời nào, người thầy vẫn có vai trò quan trọng đóng góp công sức vào sự nghiệp giáo dục đào tạo chúng ta nên người. Thầy là người đã truyền lửa đam mê ham học hỏi cho các thế hệ học trò, khơi lên những ước mơ hoài bão, thổi bùng lên những khát vọng vươn đến những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tương lai. Truyền thống tôn sư trọng đạo thể hiện những nét đẹp quý báu về sự học, thái độ tôn vinh trân quý những người thầy, người cô giáo của dân tộc Việt Nam ta. Chúng ta cần phải giữ gìn và kế thừa tiếp nối phát triển truyền thống quý báu này mãi mãi về sau.