Ca dao, tục ngữ vốn là kho tàng kiến thức rộng lớn có giá trị văn hóa tinh thần mà dân tộc Việt có được từ ngàn đời xưa để lại. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một điển hình với ý nghĩa giáo dục đề cao lòng biết ơn con người, đạo đức tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy.
Đang xem: Giải thích ăn quả nhớ kẻ trồng cây
3″/>
Những đạo lý làm người như lòng biết ơn, sự thuỷ chung, tình nghĩa anh em, công ơn sinh thành, trọng ân tình, … được ẩn mình trong từng câu ca dao, tục ngữ súc tích và ngắn gọn, hình ảnh đời thường rất đỗi sâu sắc này không khó để nhớ.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được đưa vào chương trình dạy phổ thông cho học sinh ngay từ cấp trung học cơ sở qua các đề bài văn học chứng minh và giải thích, với mục đích nuôi lớn tâm hồn trẻ với những điều tốt đẹp. Chúng ta hiểu rằng giá trị nhân văn sâu sắc ở đó có thể là nền tảng cơ bản để nuôi dạy thế hệ tương lai gánh vác đất nước trở thành những con người biết ơn, biết nghĩa, biết trách nhiệm.
4″/> ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đạo lý: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được xem là điều cơ bản của con người, tại vì sao như vậy? Hãy cùng xem ý nghĩa hình ảnh của câu khuyên dạy chúng ta điều gì qua 12 mẫu bài chứng minh và giải thích câu tục ngữ đó như sau
Nội dung bài viết
Giải thích và lập dàn ý câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”Bài văn mẫu Giải thích câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Giải thích và lập dàn ý câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Phân tích đề
Đề bài là vấn đề chúng ta cần phân tích rõ ràng nhất khi bắt đầu làm một bài văn, nó là mục tiêu để chúng ta không bị lạc đề sang ý khác. Với đề bài “chứng minh và giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”:
Phương pháp là chứng minh và giải thích: Chứng minh rằng câu này có ý nghĩa thực tiễn và giải thích các ý của câu nói đến hàm ý trong câu.
Đối tượng chứng minh và giải thích là một câu tục ngữ cụ thể là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Từ câu tục ngữ chúng ta phải rút ra được bài học, lời khuyên dạy mà cha ông ta đã để lại.
Các luận điểm chính cần triển khai
Luận điểm 1: Ý nghĩa của câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?
Nghĩa đen: Quả ngọt trên cây bạn ăn chính là công sức của người trồng, người chăm, người hái nó cho bạn. Không có họ bạn sẽ chẳng ăn được loại quả đó.Nghĩa bóng: chính là nói về công lao của những bậc tiền bối, của ông cha ta đã có công lao xây dựng cuộc sống tinh thần, vật chất như ngày hôm nay cho bạn hạnh phúc như này là chúng ta phải biết ơn, ghi nhớ.
Luận điểm 2: Giải thích và chứng minh
Giải thích: Biết ơn là gì? là cần làm những gì? Học tập chăm chỉ, cố gắng xây dựng quê hương, yêu thầy mến bạn,….Chứng minh câu tục ngữ: là một truyền thống quý báu, đúng đắn của dân tộc, đạo lý làm người từ xưa để lại; truyền thống tốt đẹp đáng để lưu truyền và phát triển về sau hơn nữa.
Luận điểm 3: Đưa ra bài học giá trị của câu tục ngữ
Nêu lên suy nghĩ của bạn thân về câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Kết luận khái quát về câu tục ngữ.
Lập dàn ý giải thích câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Mở bài:
Giới thiệu về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: là truyền thống biết ơn được đúc kết từ xưa và còn lưu truyền mãi đến ngày nay, mang giá trị truyền thống tốt đẹp nhất của dân Việt Nam.
Thân bài:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây mang ý nghĩa sâu xa và sâu sắc về lòng biết ơn.
Nghĩa đen: Bạn ăn quả ngọt không thể không biết và nhớ đến công lao của người trồng cây. Dù ít hay nhiều công lao ấy phải được nhớ đến vì mồ hôi công sức họ bỏ ra, tuy họ không buộc bạn phải nhớ nhưng là đạo lý bạn tự ý thức được điều đó mà thôi.
Nghĩa bóng: Quả ở đây là những gì bạn đang có được, đầu tiên là công lao của ông bà, cha mẹ chúng ta đã sinh và nuôi dạy ta trưởng thành từng ngày.
Tiếp đến là xã hội cho ta cuộc sống an yên, điều kiện để ta lớn tiếp xúc với mọi điều tốt. Và đặc biệt là công lao của thế hệ cha anh ta đã hi sinh trong quá khứ chiến tranh để đấu tranh và giữ gìn nền hòa bình cho dân tộc, cho ta cuộc sống bình yên như ngày hôm nay.
Chứng minh giá trị đạo lý biết ơn mà câu tục ngữ mang lại trong đời sống từ xưa đến nay:
Từ xưa con người đã biết ghi nhớ công ơn qua các truyền thống cúng giỗ tổ, cúng tạ ơn trời đất, làm các lễ tạ ơn các vị thần lập nước, lập làng.
Người xưa biết rằng đạo lý biết ơn là quý báu là cần thiết để lưu truyền lại cho thế hệ sau nên mới đúc kết qua các câu ca dao, tục ngữ: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây,….
Ngày nay chúng ta vẫn giữ và phát huy truyền thống biết ơn đó qua việc chúng ta vẫn mày mò tìm cách đưa những giá trị đẹp đó đến thế hệ sau qua các bài dạy hay về lịch sử, về các câu tục ngữ hay của ông bà.
Chúng ta nên làm gì để thể hiện lòng biết ơn: việc nên làm có thể là từ những điều nhỏ nhoi trong cuộc sống hằng ngày không có gì là lớn lao. Bạn chăm ngoan, nghe lời ba mẹ cũng là điều thể hiện lòng biết ơn với ba mẹ bạn rồi.
Xây dựng và phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp này ra xa hơn nữa.
Luôn có ý chí vươn lên, giữ gìn và có trách nhiệm với sự phát triển của quê hương, đất nước.
Nhắc nhở mọi người về trách nhiệm, nếu không có trách nhiệm bạn sẽ là người vô ơn, không phát triển.
Kết bài: Nêu lên bài học về lòng biết ơn một lần nữa, khẳng định giá trị sâu sắc mà câu tục ngữ mang lại. Nhắc lại một lần nữa về trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Sơ đồ tư duy

2″ width=”600″ height=”628″ srcset=”https://vinaexpress.com.vn/giai-thich-an-qua-nho-ke-trong-cay/imager_1_24865_700.jpg 600w, https://vinaexpress.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/so-do-tu-duy-chung-minh-va-giai-thich-ăn-qua-nho-ke-trong-cay-287×300.jpg 287w” sizes=”(max-width: 600px) 100vw, 600px” title=”Chứng minh và giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Kiến thức bổ sung: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì ?
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cho ta bài học về lòng biết ơn, chỉ khi có lòng biết ơn con người mới có trách nhiệm, mới có thể xây dựng và phát triển một xã hội tốt đẹp. Biết ơn là điều mà con người ta luôn luôn phải ghi nhớ, người ta cho bạn bạn phải nhớ để khi người ta khó khăn bạn nhớ về họ đã từng giúp mình mà bao bọc giúp họ và ngược lại. Ai cũng có thể cho và nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Bài văn mẫu Giải thích câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Với 12 bài văn mẫu dưới đây, được tổng hợp theo các ý cơ bản của dàn bài, chúng ta sẽ làm thành bài văn hoàn chỉnh để hiểu hơn về câu tục ngữ này một cách sâu sắc nhất bạn nhé. Hi vọng những bài văn mẫu này sẽ là sự tham khảo có ích cho bạn.
Bài văn mẫu 1
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ về lòng biết ơn, mang vẻ đẹp đạo đức trong hàng ngàn những câu ca dao, tục ngữ của Việt Nam. Ca dao, tục ngữ vốn sinh ra chúng ta đã nghe truyền miệng lại, không xác định nó ra đời khi nào có thể thấy cái sự biết ơn được đề cao như thế nào trong cuộc sống người Việt. Ông bà luôn muốn thế hệ sau giữ gìn phát huy nét đẹp đạo đức đó, nhằm nhắc nhở chúng ta về quá khứ và lấy đó làm nền cho hiện tại, tương lai.
Khi những thước phim tài liệu về hai cuộc chiến tranh tàn khốc của dân thường được chiếu hay phát trên truyền hình có bao giờ bạn nghĩ tới ý nghĩa của nó là gì? Là nhắc nhở về một thời hào hùng, là muốn chúng ta nhìn về nó nhớ về những sự hi sinh đó một cách đầy biết ơn. Nhớ và biết đến sự hi sinh đôi khi là xương máu đổ xuống của cha ông để cho ta cuộc sống như ngày hôm nay.
Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một phẩm cách đạo đức cần và luôn tồn tại trong mỗi cá nhân. Chúng ta là người được “ăn quả” thì luôn phải nhớ đến “người trồng cây” không phải là nhớ tên, tuổi mà là nhớ tới công sức, vất vả mà họ chăm bón để có được quả ngọt cho bạn. Điều đó không bắt buộc chúng ta nhưng nó thể hiện nhân cách của con người. Một người biết ơn, hiếu thảo, sẽ có tâm lương thiện, may mắn hạnh phúc sẽ đến.
Người trồng cây chỉ những người đã hi sinh, bỏ công sức, mồ hôi, tất cả cho ta một cuộc sống như bây giờ. Họ không bắt buộc chúng ta nhớ ơn ko có nghĩa là chúng ta quên ơn, mà càng cần phải ghi nhớ.
Xem thêm: Trần Tiểu Vy Hoa Hậu Việt Nam Gợi Cảm Nhất” Showbiz? Soi Nhan Sắc Hai Hoa Hậu Đỗ Thị Hà
Biết ơn không phải là muốn chúng ta thể hiện hay làm gì đó lớn lao. Nó chỉ là dạy ta một trong muôn vàn cách làm người. Biết ơn ông bà, cha mẹ, anh em những người từng giúp đỡ mình. Nhớ tới những gì họ đã cho ta, ba mẹ cho ta cuộc sống, nuôi dưỡng ta trưởng thành, từng chén cơm, bát nước, lời chỉ dạy, tình yêu thương. Lớn hơn nữa là những người xung quanh bạn bè giúp đỡ lúc bình yên hay hoạn nạn, thầy cô giúp ta có được kiến thức vào đời, xã hội cho ta điều kiện để học tập, trải nghiệm trưởng thành. Chỉ cần nhớ và làm những điều không làm họ phiền muộn, phấn đấu thành công là được, họ không cần chúng ta quay lại để trả ơn hay gì. Đôi khi những câu hỏi thăm sức khoẻ, lời chúc cũng làm họ vui. Nó rất đơn giản nhưng lại rất dễ quên đi, bởi cuộc sống bận rộn, vòng quay cuộc đời mà những việc như thế dần mất đi.
Cứ tưởng tượng nếu bạn làm được một chiếc bánh, bạn mong muốn người đó thưởng thức bánh của mình và có muốn họ trả ơn bạn bằng cách cho bạn lại một chiếc khác hay không. Hay chỉ là mong nhận lại được câu khen ngon là vui rồi. Chúng ta giúp đỡ người khác chỉ vì muốn và thấy cần làm như thế. Trong cuộc sống chúng ta luôn phải nhìn về quá khứ không phải là để chúng ta bi luỵ mà nhìn về nó để biết ai là người cạnh bên lúc khó khăn, nhìn về đó để có bài học kinh nghiệm cho mình. Kẻ bội bạc, “ăn cháo đá bát”, phủ nhận công ơn của người khác bao giờ cũng nhận lại sự xa lánh, không hạnh phúc. Sống đúng với đạo đức giúp con người ta có cuộc sống thoải mái, trưởng thành. Chỉ sống có tình có nghĩa như vậy thì con cháu chúng ta sau này nó sẽ giữ gìn và tiếp nối đức tính tốt đẹp đó.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống đạo đức tốt đẹp từ xưa cho đến nay, nên được giữ gìn và phát huy hơn nữa, để đời sau và nhiều thế hệ sau trở thành những người có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Bài văn mẫu 2
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong hàng vạn ý nghĩa đạo đức truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta để lại. Người xưa muốn thông qua những câu tục ngữ như vậy dễ nhớ mà lại ẩn chứa bên trong ý nghĩa vô cùng sâu sắc, nhắc nhở chúng ta về cách sống ân nghĩa thủy chung, sự đền đáp công ơn.
Đó là một lời dạy có ý nghĩa muôn đời, con người được hưởng hoa thơm hay ăn trái ngọt lúc đó là bạn đang hưởng kết quả của cả quá trình trồng và chăm cây đầy nhọc nhằn ở trước. Bạn đâu biết rằng quá trình đó đã lấy đi công sức của người trồng như thế nào?
Người được hưởng thành quả lao động phải nhớ người đã tạo ra thành quả đó, cho dù thành quả đó là nhỏ nhưng cũng là công sức người đó bỏ ra. Tất cả những giá trị vật chất hay tinh thần bạn đang hưởng ngày hôm nay là do công lao của những người đã đi trước xây dựng nên. Bạn đang được thành quả ngọt ngào ấy là mồ hôi, nước mắt công sức đôi khi là hi sinh tính mạng để có được.
Hạt cơm hàng ngày bạn ăn là người nông dân một nắng hai sương tạo ra, con cá con tôm hàng ngày là do ngư dân họ dầm mưa, phơi nắng lênh đênh biển khơi để bắt được, những chiếc áo bạn đang mặc là thành quả hàng giờ làm việc liên tiếp của những công nhân… tuy đó chỉ là những điều nhỏ nhoi nhưng nhớ và biết ơn đến họ để bạn cảm thấy có trách nhiệm để xây một xã hội với điều kiện tốt cho những người này. Còn rất nhiều điều nữa mà bạn luôn cần phải nhớ, chúng ta đi sau thừa hưởng thành quả sao lại quên đi khó khăn mà người đời trước đã đánh đổi để cho ta.
Một quá khứ đau khổ, sống trong áp bức bóc lột nếu không có sự hi sinh của những người lính thì chúng ta hẳn chẳng có cuộc sống tự do, ấm áp như ngày hôm nay.
Sống biết ơn, sống có nhớ ơn là đạo lý muôn đời chúng ta đừng bao giờ quên hay chỉ nhớ có lệ mà không thể hiện ra bằng hành động, đâu chỉ là nói suông cho có. Vậy làm gì để thể hiện lòng biết ơn ấy một cách đúng đắn?.
Như chúng ta biết mọi việc đều bắt nguồn từ những điều nhỏ nhất, ở đây trước hết là bạn phải là người con ngoan của gia đình để thể hiện lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục. Là một học trò chăm ngoan, nghe lời và ham học để trả ơn lại sự mong đợi của thầy cô, sự kì vọng của họ vào bạn. Là một người công dân tốt, thực hiện tốt pháp luật, quy định của nhà nước luôn là công dân gương mẫu để đáp lại những gì mà xã hội đã dành cho bạn.
Và ngoài ra bạn còn cần phải luôn mang ý thức trách nhiệm về việc bạn sẽ là người hưởng thành quả buộc bạn phải phát huy truyền thống đó ra hơn nữa.
Với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ẩn chứa bên trong là một giá trị đạo đức tốt đẹp cần phát triển để xây dựng một xã hội tốt đẹp, với những con người có trách nhiệm cao trong xã hội. Hãy luôn nhớ ơn người đã tạo ra quả ngọt cho bạn, nó là bài học bạn nên đem theo trong đời.
Bài văn mẫu 3
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ chứa trong đó là đạo lý sống ngàn đời của ông cha ta. Trong đó đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là một trong những đạo lý có giá trị lớn nhất. Nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn, về nguồn cội, về sự hi sinh của thế hệ cha anh đi trước, về cách sống cách làm người.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ý nghĩa mà câu tục ngữ đem đến là lối sống tốt đẹp cho bạn cho những thế hệ sau và sau nữa. Nhắc nhở bạn rằng công ơn những người đã hi sinh, đã bỏ công tạo ra những thành quả cho bạn ngày hôm nay họ đã hi vọng về một cuộc sống tươi đẹp cho thế hệ sau, họ hi sinh không cần nghĩ ngợi, họ mạnh mẽ vượt khó khăn, họ không than trách hay muốn nhận lại sự đền ơn hay bất cứ điều gì. Bởi vậy bạn không thể nào mà quên đi sự hi sinh đó, vì bạn hãy nghĩ rằng việc biết ơn và nhớ về họ là tự tâm thức chúng ta, ai mà bắt buộc nhưng nó là điều tối thiểu để là một người có ích.
Lòng biết ơn ấy được nhắc đến trong mọi trường hợp từ nhỏ đến lớn: bưng bát cơm ăn hàng ngày bạn phải nhớ đến sự vất vả, lam lũ của người nông dân, cầm tấm bằng đại học trên tay bạn phải nhớ công của thầy cô cho bạn kiến thức, công nuôi ăn học của cha mẹ, mặc chiếc áo đẹp bạn phải nhớ công người làm ra nó,… mọi thứ đều là sự hi sinh để có được thành quả.
Lòng biết ơn được đặt lên hàng đầu bởi đó là tình cảm thiêng liêng của con người, tạo ra những hành động tốt đẹp của con người. Con người đối xử với nhau biết trước, biết sau mà cố gắng hoàn thiện bản thân, thay đổi để tốt đẹp.
Chúng ta có thể hình dung và chiêm nghiệm lại đạo lý này qua truyền thống thờ cúng của gia đình. Vào mỗi dịp nào đó có thể là lễ tết bàn thờ lúc nào cũng được chăm chút một cách kĩ lưỡng là để tưởng nhớ về ông bà chúng ta, là để đời sau nhớ về họ, nhớ về dòng họ nguồn cội của bản thân mà tự hào về gia đình. Đó là sự liên kết vô hình giữa các thế hệ với nhau mà không gì chối bỏ hay cắt đứt được.
Cuộc sống ngày hôm nay bạn đang sống là những gì mà thế hệ cha anh đi trước đã đánh đổi cả mạng sống để giành được. Là công của những người lãnh đạo tài ba, là sự hi sinh của những người lính. Bạn quên đi công sức của họ là bạn đang chối bỏ quá khứ, chối bỏ nguồn cội của mình, chối bỏ những gì tốt đẹp của con người. Làm sao để là một người thực hiện trọn vẹn đạo lý biết ơn ấy. Rất đơn giản là bạn hãy trở thành những người con ngoan, hiếu học, trở thành công dân tốt của xã hội của đất nước.
Bài học mà câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đem lại cho bạn có giá trị hơn cả những gì giá trị nhất trên đời này. Đó là nền tảng để bạn trở thành một người có trách nhiệm và thanh công hơn cả. Sống phải biết trước, biết sau mà cố gắng hoàn thiện bản thân. Văn học Việt Nam luôn chứa đựng những giá trị con người một cách hoàn thiện, trau dồi hiểu biết để phát triển hơn nữa.
Bài văn mẫu 4
Kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc Việt Nam là đại diện cho một nền lịch sử ngàn đời giàu truyền thống văn hóa và đạo lí tốt đẹp. Trong đó đạo lý biết ơn được nhắc đến đầu tiên qua các câu ca dao như: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn; … cái truyền thống nhắc nhở về lòng biết ơn luôn đáng được trân trọng và phát huy hơn nữa.
Ca dao, tục ngữ là nghệ thuật văn học đặc trưng của người Việt, nó làm cho người đọc dễ nhớ, dễ hiểu bởi sự ngắn gọn, súc tích, mà hàm chứa trong đó là cả một giá trị to lớn. Chúng ta sẽ thường thấy những hình ảnh khá gần gũi, quen thuộc và rất thực trong từng câu, điển hình như câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hình ảnh “Ăn quả”, “trồng cây” ở đây nghĩa đen của câu chính là nhắc chúng ta khi ăn quả ngọt, cần nhớ đến người đã có công trồng và chăm bón để nó trưởng thành cho quả như ngày hôm nay.
Ẩn bên trong hàm nghĩa của “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn sâu sắc của con người, một truyền thống chứa đầy giá trị nhân văn. Lòng biết ơn tại sao cần nhắc nhở? Đó chính là vì biết ơn vốn là bản tính con người, không một điều gì ép buộc kể cả pháp luật không thể ép người ta phải thể hiện lòng biết ơn. Lòng biết ơn chỉ có thể được giáo dục, truyền từ đời này sang đời khác để cố gắng khơi dậy cái truyền thống văn hóa tốt đẹp này mà thôi.
Để thể hiện lòng biết ơn chúng ta không cần phải làm gì nhiều hay to lớn, chỉ cần là một người con ngoan, trò giỏi của ba mẹ, của thầy cô vậy là đã thể hiện lòng biết ơn với công nuôi nấng, sinh thành, dạy dỗ chúng ta. Và xa hơn nữa là phấn đấu xây dựng quê hương đất nước để thể hiện điều đó. Biết ơn chính là nền tảng của trách nhiệm, có trách nhiệm bạn sẽ nỗ lực, phấn đấu vì tất cả để trở thành người có trách nhiệm với mọi thứ.
Kho tàng văn học Việt Nam chứa trong đó biết bao nhiêu điều tốt đẹp và câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chỉ là một điển hình. Dân tộc Việt là một dân tộc đầy tình yêu thương, sự gắn bó, đạo lý làm người tốt đẹp, một dân tộc với lịch sử hào hùng bởi những chiến công hiển hách đánh bại giặc đô hộ, giặc ngoại xâm để ta có được hòa bình như ngày hôm nay. Bạn không nên quên đi công lao những người đã hi sinh cho bạn ngày hôm nay, mà hãy nhớ và khắc khi tiếp bước họ xây dựng quê hương đất nước.
Một quả ngọt hay một thành quả ngọt lúc nào cũng đạt được sau một quá trình đầy khó khăn, chông gai, bạn hưởng nó mà không gặp phải điều gì thì nên nhớ có những người đã hi sinh cho bạn rất nhiều. Những hoạt động mang tính biết ơn vẫn đang được phổ biến và lan tỏa trong cộng đồng rất lớn như: Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; hoạt động thắp hương ngày 27/7, hoạt động giỗ tổ mùng 10 tháng 3 âm lịch, … đem đến giá trị nhân đạo và giáo dục rất lớn.
Câu tục ngữ đề cao ý nghĩa của truyền thống biết ơn, nhắc nhở về một lối sống biết cội, biết nguồn. Đồng thời cũng cho chúng ta bài học về làm người, bài học về sự tôn trọng lịch sử, bài học về lối sống tốt đẹp buộc chúng ta sẽ phải tự ghi nhớ và thể hiện chúng. Biết ơn chính là một điều cơ bản để đánh giá sự trưởng thành của một con người.
Bài văn mẫu 5
Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là sống trọng ân nghĩa, thủy chung sắc son với người, biết ơn những người đi trước. Đạo lý làm người đầy tốt đẹp này đã được chứng minh và theo con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ thời mới lập nước đến ngày nay. Và trong đó câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã phản ánh một cách đầy đủ và chân thực nhất điều tốt đẹp ấy.
Với câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” bạn có thể hiểu đơn giản là khi bạn ăn một quả, bạn phải nhớ đến người đã trồng cây để nó ra hoa, kết quả cho bạn ăn như ngày hôm nay. Rất khó hiểu và bạn không ngừng hỏi tại sao phải nhớ người trồng cây? Ai biết người trồng cây là ai? Nhưng đó chỉ là nghệ thuật trừu tượng để ẩn chứa giá trị sâu sắc bên trong mà thôi.
Ý nghĩa đằng sau câu tục ngữ này là nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn, sống có tình có nghĩa, trân trọng ân tình, đừng vô ơn trước những gì bạn đang được hưởng. Ngày hôm nay bạn đang tồn tại trên thế giới này với cuộc sống hòa bình là phía trước đã có hàng nghìn người bỏ công lao ra xây dựng, đã hi sinh tất cả cho nền hòa bình đang đang được hưởng. Hay đơn giản là từng hạt cơm bạn đang ăn là sự vất vả của người nông dân một nắng hai sương làm ra. Đôi khi chúng ta vô tình trở thành người vô ơn vì bạn cứ nghĩ thể hiện lòng biết ơn là làm gì thật to lớn, chứ nhỏ nhặt thì làm gì, điều đó là sai hoàn toàn bạn nhé. Công sinh thành của ba mẹ, dạy dỗ của thầy cô trên trường, một xã hội yên bình của những lực lượng bảo vệ xã hội,… bạn hãy trở thành đứa con ngoan, trò giỏi, chăm chỉ, cố gắng phấn đấu trở thành công dân tốt là bạn đã thể hiện lòng biết ơn với họ rồi.
Câu tục ngữ mang giá trị triết lý nhân văn sâu sắc, nhắc nhở chúng ta về đạo lý làm người, về lòng biết ơn, trân trọng những gì đang có. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý làm người đầu tiên của con người, là bài học quý báu từ thời ông bà ta đã để lại cho chúng ta đến ngày nay, chúng ta phải có trách nhiệm ghi nhớ và phát triển hơn nữa cái giá trị sâu sắc này.
Xem thêm: Ca Sĩ Tường Vi : Đóa Hoa Ngát Hương Giữa Đời Thường, Giọng Ca Vàng Thưở Ấy
Bài văn mẫu 6
Người sống có đạo đức bao giờ cũng được người khác yêu quý và tôn trọng bởi vì sao? Đó là bởi đạo đức là phạm trù cơ bản để đánh giá một con người, mà đạo đức bao gồm nhiều yếu tố khác nhau trong đó là lòng biết ơn. Biết ơn những người đã tạo ra quả ngọt cho mình như ngày hôm nay, đạo lý này được thể hiện rõ nhất qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.